Kinh nghiệm marketing: Chiến lược Marketing là gì? Các bước tạo chiến lược Marketing hiệu quả mới nhất

Cập nhật mới nhất về Chiến lược Marketing là gì? Các bước tạo chiến lược Marketing hiệu quả hôm nay lúc 2021-02-21 16:10:34 trên KIẾN THỨC CUỘC SỐNG & BRAND” Chia sẻ kinh nghiệm miễn phí cho cộng đồng”. Thông tin được chúng tôi chia sẻ phi lợi nhuận vì mục đích cộng đồng từ nhiều nguồn khác nhau, chúc quý độc giả sưu tầm được nhiều kinh nghiệm và kiến thức khi đọc tin tức về KIẾN THỨC MARKETING – TIẾP THỊ – TRUYỀN THÔNG trên cổng thông tin KIẾN THỨC CUỘC SỐNG & BRAND.
[ad_1]

Kiến thức markeitng: Chiến lược Marketing là gì? Các bước tạo chiến lược Marketing hiệu quả

Nhiều người đầu tư thời gian và tiền bạc để xây dựng một doanh nghiệp mới nhưng lại có ít hoặc không có khách hàng. Vậy lí do vì sao vậy? Nếu bạn muốn thu hút khách hàng, bạn cần phải chủ động tìm kiếm và cho họ thấy sự tồn tại của bạn. Ví dụ như bạn bán quần áo thì bạn cần phải tìm khách hàng cần mua quần áo của bạn biết đến bạn. Cách duy nhất để làm được điều đó chính là xây dựng các chiến lược Marketing hiệu quả vững chắc.

Vậy chiến lược Marketing là gì? Làm sao để tạo chiến lược Marketing hiệu quả nhất. Cùng LADIGI – Công ty dịch vụ Marketing theo dõi bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích nhé!

1. Chiến lược Marketing là gì?

Chiến lược Marketing là một kế hoạch tiếp thị tổng thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận đến nhiều người dùng hơn. Đồng thời chuyển đổi họ trở thành khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Chiến lược Marketing là cách thức thực hiện của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu Marketing.  Mục tiêu bao gồm các mục tiêu dài hạn, các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó. Các mục tiêu chiến lược sẽ đóng vai trò định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp trong một số năm.

chiến lược marketing

2. Vì sao phải xây dựng chiến lược Marketing

Việc xây dựng chiến lược Marketing trong kinh doanh có vai trò rất quan trọng . Bởi nhờ nó, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều người dùng hơn và chuyển đổi họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp.

Không chỉ vậy, việc thiết lập một chiến lược Marketing hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với những thay đổi bên trong lẫn bên ngoài, hoạt động và phát triển đúng hướng, nâng cao vị thế trên thị trường.

Khi không xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới, doanh nghiệp của bạn sẽ mất phương hướng. Và lãng phí tiền bạc cho các kênh không mang lại hiệu quả. Cũng như mất hết khách hàng tiềm năng vào đối thủ cạnh tranh.

3. Các chiến lược Marketing cơ bản

3.1. Tăng số lượng khách hàng

Tăng số lượng khách hàng là bước đầu tiên của hầu hết các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp của mình. Nếu người chịu trách nhiệm thiết kế và triển khai chương trình Marketing đầu tư để thu hút nhiều khách hàng hơn là người thiếu kinh nghiệm thì công ty có thể gặp thất bại.

Nếu thực hiện đúng, các chiến lược Marketing cơ bản sẽ tạo ra hiệu quả thu hút các khách hàng tiềm năng

Mục tiêu chính là thu hút khách hàng mới và cung cấp các dịch vụ mới cho số khách hàng cũ để họ hài lòng hơn. Qua đó từng bước nâng số lượng khách hàng.

thu hút khách hàng

3.2. Tăng số lượng giao dịch trung bình

Các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp dành đa số thời gian của mình để điều hành doanh nghiệp và tìm kiếm khách hàng mới. Họ thường rất quan tâm tới số khách hàng mà họ thường gặp. Số khách quen này thường được phép tiến hành toàn bộ các giao dịch mà không bao giờ bị hỏi liệu có mua thêm sản phẩm hay dịch vụ không?

Với những khách hàng mới, không nên hài lòng với số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ tối thiểu mà họ đã mua, nên đưa ra những lý do thuyết phục họ mua thêm. Nếu khách hàng không tìm thấy lý do để buộc phải mua thêm sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp, họ sẽ tìm ra lý do để chuyển sang mua của doanh nghiệp khác.

Chào mời khách hàng một cách có hệ thống những sản phẩm và dịch vụ bổ sung có giá trị ở cùng một điểm bán hàng có thể giúp doanh nghiệp tăng số lượng giao dịch trung bình của mình.

3.3. Tăng số lần mua hàng thường xuyên của khách quen

Khi đã thiết lập được hoạt động kinh doanh thì nhiều doanh nghiệp không chú ý chăm sóc khách quen. Nếu không có những chiến lược hoặc quy trình Marketing cơ bản để thường xuyên tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của số khách hàng quen thì số lần mua hàng của họ sẽ không tăng.

XEM THÊM:  Kiến thức Marketing: [Markeing Case Study] (Phần 1) Chiến lược đưa Nike “FROM ZERO TO HERO” mới nhất

Cần thường xuyên thực hiện các chiến lược thông tin và chăm sóc đối với các khách hàng mới và cũ thông qua điện thoại hoặc thư từ để thúc đẩy họ thường xuyên mua sản phẩm của công ty. Đây cũng là một trong những bước để chủ doanh nghiệp phát triển doanh nghiệp của mình.

4. Các bước xây dựng chiến lược Marketing

4.1.  Xác định mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp:

4.1.1. Mục tiêu

Mỗi doanh nghiệp đều cần xác định mục tiêu kinh doanh bởi đó sẽ là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, tập trung mọi nỗ lực để đạt được mục tiêu, tạo ra sự nhất quán và thống nhất cao.

Mục tiêu của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng hay trạng thái mong muốn trong khoảng thời gian nhất định. Có thể chia thành hai loại: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu của các doanh nghiệp thường là mức lợi nhuận, tăng trưởng hoặc vị thế trên thị trường.

Những mục tiêu này ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quyết định lựa chọn chiến lược phù hợp. Vì thế, mục tiêu có vai trò quan trọng với chiến lược, nó gắn liền và là căn cứ để đánh giá, chi phối mọi hoạt động trong quản lý doanh nghiệp.

4.1.2. Nguồn lực

Nguồn lực bao gồm một loạt các yếu tố tài chính, nhân sự, năng lực quản lý,….của doanh nghiệp. Nó có thể được chia thành hai loại: nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình.

Các doanh nghiệp nỗ lực hoàn thiện công tác phân tích và quản lý nguồn lực để sử dụng hiệu quả nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh:

  • Nguồn lực tài chính: là yếu tố phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp qua số vốn doanh nghiệp huy động được.
  • Nguồn lực con người: ở bất kỳ tổ chức và doanh nghiệp nào, con người luôn là yếu tố hàng đầu quyết định thành công.
  • Danh tiếng của doanh nghiệp: là một nguồn lực vô hình quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh, ảnh hưởng và tác động đến quyết định mua của khách hàng.
  • Khả năng kiểm soát nguồn cung cấp hàng hóa: liên quan đến đầu vào của doanh nghiệp, tác động mạnh mẽ kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh cũng như giai đoạn tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác cấu thành nguồn lực của doanh nghiệp, tuỳ vào mục tiêu và điều kiện của mỗi doanh nghiệp mà phân loại nguồn lực chính và thứ yếu. Hiểu rõ nguồn lực của mình, doanh nghiệp sẽ nắm bắt cơ hội kinh doanh tốt hơn, phù hợp hơn.

mục tiêu

4.2. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Đây là một trong những bước đảm bảo cho năng suất tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của bạn. Chỉ khi xác định được đối tượng khách hàng, biết rõ mong muốn và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của họ, bạn mới có thể xây dựng được một chiến lược Marketing hiệu quả.

Để thực sự hiểu khách hàng, bạn cần đặt ra một vài câu hỏi như sau:

  • Khách hàng mục tiêu là ai?
  • Nhu cầu và mong muốn của khách hàng là gì?
  • Điều gì ảnh hưởng đến quyết định mua của họ?
  • Cách thức mua sắm được ưa chuộng là gì? (mua trực tiếp ở cửa hàng hay mua hàng online)

Bạn có thể dễ dàng xác định thói quen của người mua bằng cách xem xét tất cả các khách hàng hiện tại mà bạn có thể có. Phỏng vấn họ trong vòng 10 phút hoặc đưa ra một khảo sát đơn giản. Có thể phỏng vấn những người không phải là khách hàng của bạn nhưng họ phù hợp với hồ sơ khách hàng mục tiêu của bạn.

Tìm cách khuyến khích để mọi người trả lời phỏng vấn của bạn. Có thể đưa ra những sản phẩm được giảm giá hoặc miễn phí. Mục tiêu cuối cùng vẫn là tìm hiểu xem họ thực sự nghĩ gì khi họ nhìn thấy cửa hàng của bạn.

Bạn càng dành nhiều thời gian để phát triển thói quen người mua thì càng dễ có được chiến lược Marketing hiệu quả. Khi bạn xác định được khách hàng mục tiêu thì chính là lúc bạn chuyển qua bước tiếp theo để xây dựng chiến lược Marketing kinh doanh.

4.3. Lựa chọn phân khúc thị trường thích hợp

Hãy chọn một phân khúc thị trường cụ thể, tiềm năng nhất với bạn và tập trung vào đó. Không có gì tồi tệ hơn việc lựa chọn sai thị trường mục tiêu khiến bạn kinh doanh không hiệu quả, tốn kém hàng núi tiền để tiếp cận.

Sau khi đã có vị thế vững chắc, bạn hoàn toàn có khả năng mở rộng, khai thác các thị trường khác.

Lỗi lớn mà nhiều doanh nghiệp mắc phải đó là lao vào khi vẫn còn thiếu hiểu biết về phân khúc đó. Một thị trường sinh lời là tập hợp những khách hàng tiềm năng chưa được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu, càng đánh trúng vào sự thiếu hụt đó thì bạn sẽ càng bán được sản phẩm, dịch vụ.

phân khúc thị trường

4.4. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Thu thập tất cả thông tin về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn có vị trí vững chắc trên thương trường. Với việc biết được những doanh nghiệp khác đang làm gì, bạn có thể chắc chắn rằng giá cả bạn đưa ra là hợp lý, quảng cáo của bạn thu hút khách hàng và sản phẩm, dịch vụ của bạn thỏa mãn họ .

Để thành công, bạn cần phải nổi bật hơn đối thủ. Muốn làm được điều này, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu sự khác biệt giữa họ và bạn là việc làm vô cùng cần thiết. Sử dụng các điểm yếu của đối thủ để điều chỉnh và phát triển chính sách kinh doanh của bạn.

XEM THÊM:  Kiến thức Marketing: Digital Trade Marketing – Cơ hội mới đột phá ngành bán lẻ mới nhất

Phân tích điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ làm cơ sở xây dựng chiến lược tấn công và phòng ngự, từ đó xác định cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp.

4.5. Đặt ra các mục tiêu Marketing:

Các mục tiêu Marketing phải cụ thể về:

  • Doanh thu và lợi nhuận
  • Thị trường và thị phần
  • Thương hiệu và định vị thương hiệu

Nói cách khác, mục tiêu Marketing gồm:

  • Phát triển kinh doanh
  • Tối ưu hóa lợi nhuận
  • Duy trì và cải thiện quan hệ khách hàng

Khi xây dựng các mục tiêu Marketing, hãy sử dụng công thức SMART, đảm bảo mục tiêu của bạn:

  • Hợp lý (Sensible)
  • Có thể đánh giá (Measurable)
  • Có thể đạt được ( Achievable)
  • Thực tế (Realistic)
  • Cụ thể về thời gian (Time specific).

Bạn muốn có nhiều khách hàng hơn nhưng bạn muốn xác định mục tiêu của mình hẹp hơn điều đó.  Bạn không thể biết chiến lược Marketing hiệu quả là như thế nào? Thành công ngay lần đầu tiên là gì?

Một số ví dụ về những mục tiêu Marketing không rõ ràng và không theo chuẩn SMART:

  • Thuê dịch vụ SEO để xếp hạng từ khóa Top 10 trên Google.
  • Mở rộng số lượng email trong list email database
  • Nhiều người biết đến sản phẩm mới sắp ra mắt

Những mục tiêu Marketing trên thực sự không tốt, đồng thời cũng không khả thi. Chúng thiếu tính cụ thể và thiếu các bước hành động. Tệ nhất là không có cách nào để theo dõi hoặc đo lường chúng.

Khi đã nghiên cứu xong, bạn cần hoạch định chiến lược Marketing kết hợp với 5 yếu tố (5P) sau:

Product (Sản phẩm)

Bạn bán cái gì? Các đặc điểm vật lý nổi bật của sản phẩm? Tính độc đáo của dịch vụ của bạn? Những gì bạn đưa ra có khác biệt như thế nào đối với đối thủ cạnh tranh của bạn?

Price (Giá)

Sản phẩm/ dịch vụ của bạn giá bao nhiêu? Mức lợi nhuận nhận được là bao nhiêu nếu bán ở mức giá đó? Chiến lược giá trong Marketing cũng là vấn đề quan trọng bạn cần nghiên cứu.

Place (Địa điểm)

Có thể mua sản phẩm/dịch vụ của bạn ở đâu? Mua ở văn phòng của bạn hay những nơi nào mà khách hàng có thể mua. Nếu bạn bán ở nhiều nơi thì nên cộng phần trăm doanh thu từ tất cả các nơi.

Ví dụ như chiến lược Marketing của bạn là gì? Chiến lược bán hàng của bạn là gì? Việc giao dịch sẽ diễn ra như thế nào? Chi phí nhận sản phẩm/dịch vụ của khách hàng là bao nhiêu? Chính sách đổi trả như thế nào?

địa điểm place

Promotion (Khuyến mãi)

Cũng giống như chiến lược giá trong Marketing (Price), bạn phải nắm được một số vấn đề. Làm sao để khách hàng có thể biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn? Làm sao để thông báo cho họ biết các tính năng và lợi ích mà bạn cung cấp? Dự đoán như thế nào về kết quả của từng phương pháp? Bạn có thể đưa ra các ưu đãi hoặc phiếu giảm giá để thu hút khách hàng.

People (Con người)

Những người này là ai (nhân viên bán hàng, trợ lý,…)? Công việc của họ là gì (ví dụ bán hàng qua điện thoại, dịch vụ khách hàng)? Trình độ/ Kinh nghiệm của họ trợ giúp được gì cho doanh nghiệp của bạn?

Để có được các chiến lược Marketing hiệu quả, bạn cần viết các bước xây dựng chiến lược Marketing cụ thể, chi tiết cũng như báo cáo, dự toán ngân sách.  Các chiến lược Marketing của bạn phải phù hợp với những gì mà bạn muốn khách hàng trải nghiệm. Hãy hoạch định chiến lược Marketing trước khi phát triển, đánh giá hoặc thay đổi kế hoạch Marketing của bạn.

4.6. Xây dựng ngân sách Marketing:

Tuỳ thuộc vào mục tiêu đề ra mà có những cách thức khác nhau để xây dựng ngân sách dành cho hoạt động Marketing của bạn. Tốt hơn hết là dựa trên tình hình thực tế, bạn bắt đầu những tính toán ước chừng và sau đó định hình những con số cụ thể dần dần.

Đầu tiên, nếu doanh nghiệp đã hoạt động trên một năm, bạn chia chi phí Marketing năm cũ cho doanh số bán hàng thường niên. Đó chính là chi phí để có được một khách hàng mới, hay chi phí để bán được một số lượng sản phẩm mới.

Tiếp theo, lấy con số vừa rồi nhân với lượng sản phẩm bán ra mong muốn hoặc lượng khách hàng mục tiêu. Kết quả của phép tính đơn giản này là ước tính sơ bộ về chi phí đầu tư để đạt được mục tiêu bán hàng năm tới.

5. Những chiến lược Marketing mà bạn nên biết

5.1. KIẾN THỨC KINH NGHIỆM & BRAND

Có thể nói đây là một thương hiệu làm mưa làm gió trong năm qua với chiến lược Marketing được xếp vào hàng kinh điển. Đây cũng là thương hiệu đến từ Việt Nam, hơn thế nữa với một ngành bán lẻ như các đồ dùng gia dụng thì KIẾN THỨC KINH NGHIỆM & BRAND đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn, hãng biết chiến lược là gì, biết được nước đi của mình là gì. KIẾN THỨC KINH NGHIỆM & BRAND đã tạo ra được Viral Video quảng cáo thực sự “khuấy đảo” cộng đồng mạng tại Việt Nam một thời gian rất dài, và chính nó đã làm độ nhận diện của thương hiệu này tăng lên đáng kể, độ “reach” tại thời điểm đó thuộc hàng Top tại Việt Nam. Đây được coi là chiến lược được xếp vào hàng kinh điển tại Việt Nam, người khơi mào chiến lược Marketing “Ám ảnh” nhưng dễ đi vào tâm trí khách hàng

5.2. Shopee

Lại một thương hiệu sử dụng Viral Video quảng cáo để tạo ra chiến lược khác biệt cho mình với các đối thủ còn lại. Nếu tính về ngành thương mại điện tử tại thị trường Đông Nam Á thì Shopee được coi là “đầu đàn” với chiến lược đỉnh cao và chịu chơi nhất trong “làng” E-commerce. Dựa vào bài “Baby Shark” của trẻ em mà hãng đã chế ra một trong những bài hát gây nghiện nhất năm ở nhiều nước Đông Nam Á trong đó có cả Việt Nam, giai điệu đã tạo ra trào lưu lớn trong nửa đầu năm 2018 với “Shopee…pee…pee”. Shopee biết chiến lược là gì và đã đi trước một bước so với đối thủ như Lazada, Tiki, Alibaba tại thị trường tiềm năng Đông Nam Á.

XEM THÊM:  Marketing: Multi-touch Attribution: Khi thành công là một hành trình dài mới nhất

5.3. Coca-cola

Chiến lược Marketing của Coca-cola thành công lớn là từ chính cách hãng xây dựng thương hiệu từ cách đây hàng trăm năm trở về trước. Khi mà những sự nhất quán về thương hiệu từ màu sắc đến phông chữ hay những cách thiết kế chai khiến cho người dùng cảm thấy dễ dàng nhận biết. Logo màu đỏ và trắng của họ được công nhận ở khắp nơi và mọi người rất dễ nhận diện thương hiệu Coca-Cola vì nó mang lại cảm giác tuyệt vời và mới mẻ. Họ đã giữ bản sắc thương hiệu và sản phẩm của họ phù hợp trong hơn 130 năm. Đây được xem chiến lược kinh điển của hãng tạo ra tấm gương cho các thương hiệu khác noi theo.

KẾT LUẬN

Để tiếp cận và thu hút được nhiều người dùng hơn, bạn cần hoạch định chiến lược Marketing để có cái nhìn tổng thể cho doanh nghiệp mình. Linh hoạt điều chỉnh, thay đổi chiến lược Marketing của doanh nghiệp nếu nhu cầu, thị trường thay đổi.

Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn!

Có thể bạn quan tâm:

Thuật ngữ cần biết

chiến lược marketing, chiến lược marketing mix, chiến lược marketing của vinamilk, các chiến lược marketing, chiến lược marketing là gì, chien luoc marketing, chiến lược marketing 4p, chiến lược marketing online, xây dựng chiến lược marketing, chiến lược marketing của grab, chiến lược marketing đỉnh cao, chiến lược marketing của biti’s hunter, hoạch định chiến lược marketing, chiến lược marketing cho sản phẩm mới, chiến lược marketing của coca cola, chiến lược marketing của apple, chiến lược marketing của pepsi, chiến lược marketing của coca cola tại việt nam, lập chiến lược marketing cho 1 sản phẩm, phân tích chiến lược marketing, chiến lược marketing của th true milk, chiến lược marketing của oppo, chien luoc marketing mix, chiến lược marketing của biti’s, chiến lược marketing cho nhà hàng, các bước xây dựng chiến lược marketing, chiến lược marketing mix của vinamilk, tư vấn chiến lược marketing, chiến lược marketing của samsung, chiến lược marketing của vietravel, chiến lược marketing 4p của vinamilk, chiến lược marketing của vietjet air, chien luoc marketing trong bat dong san, chiến lược marketing của cafe trung nguyên, chiến lược marketing của vingroup, chiến lược marketing của cgv, chiến lược marketing của the coffee house, chiến lược marketing của starbucks tại việt nam, xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm, các chiến lược marketing hiệu quả, chiến lược marketing của nestle, xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới, những chiến lược marketing thất bại ở việt nam, chiến lược marketing online là gì, chiến lược marketing của vietnam airlines, chiến lược marketing của highlands coffee, chiến lược marketing quốc tế của cà phê trung nguyên, chiến lược marketing đỉnh cao pdf, khái niệm chiến lược marketing, chiến lược marketing của nike

Bài viết cùng chủ đề



[ad_2]

Hi vọng với thông tin Chiến lược Marketing là gì? Các bước tạo chiến lược Marketing hiệu quả mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp quý vị có một cái nhìn tốt hơn về các kiến thức marketing, truyền thông, tiếp thị mà bạn đang tìm, từ đó phục vụ các thông tin thiết thực nhất cho cuộc sống hằng ngày, kinh doanh và đầu tư về chủ đề Chiến lược Marketing là gì? Các bước tạo chiến lược Marketing hiệu quả cho quý vị. Trân trọng!

Danh sách từ khóa được quan tâm về chủ đề Chiến lược Marketing là gì? Các bước tạo chiến lược Marketing hiệu quả hiện nay

:Xem thông tin về marketing, Xem thêm kinh nghiệm truyền thông Chiến lược Marketing là gì? Các bước tạo chiến lược Marketing hiệu quả, Chiến lược Marketing là gì? Các bước tạo chiến lược Marketing hiệu quả mới nhất, Thông tin tiếp thị Chiến lược Marketing là gì? Các bước tạo chiến lược Marketing hiệu quả.

Viết một bình luận

';
error: Thông báo: Nội dung được bảo vệ bởi DMCA !!