Kinh nghiệm marketing: Green Marketing là gì? Yếu tố cốt lõi của Green Marketing mới nhất

Cập nhật mới nhất về Green Marketing là gì? Yếu tố cốt lõi của Green Marketing hôm nay lúc 2021-02-21 05:05:20 trên KIẾN THỨC CUỘC SỐNG & BRAND” Chia sẻ kinh nghiệm miễn phí cho cộng đồng”. Thông tin được chúng tôi chia sẻ phi lợi nhuận vì mục đích cộng đồng từ nhiều nguồn khác nhau, chúc quý độc giả sưu tầm được nhiều kinh nghiệm và kiến thức khi đọc tin tức về KIẾN THỨC MARKETING – TIẾP THỊ – TRUYỀN THÔNG trên cổng thông tin KIẾN THỨC CUỘC SỐNG & BRAND.
[ad_1]

Kiến thức markeitng: Green Marketing là gì? Yếu tố cốt lõi của Green Marketing

Green Marketing là gì? Những “phong trào xanh” bắt đầu nổi lên và dần trở thành xu hướng toàn cầu cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của những khái niệm mới như thực phẩm xanh, đồ gia dụng xanh, công xưởng xanh… đã thúc đẩy hoạt động “tiêu dùng xanh”. Trong bối cảnh đó, Green Marketing( Marketing xanh), được xem là một hiện tượng mới ngược với Marketing truyền thống, dần phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng vô song tới hoạt động thương mại quốc tế. Vậy Green Marketing (Marketing xanh) là gì? Chúng ta cùng LADIGI tìm hiểu về môi trường marketing là gì trong bài viết dưới đây nhé!

1. Green Marketing là gì?

Green Marketing (Marketing xanh) là các hoạt động Marketing cho sản phẩm và dịch vụ dựa trên các yếu tố hoặc nhận thức về môi trường. Marketing xanh trong bài viết này có nghĩa là các nhà sản xuất sử dụng các quy trình thân thiện với môi trường trong sản xuất, như tái sử dụng nước, sử dụng năng lượng tái tạo hoặc giảm lượng khí thải CO2.

Green Marketing cũng có thể đề cập đến việc sản xuất và tiếp thị hàng hóa dựa trên các đặc tính thân thiện với môi trường, có thể bao gồm việc tránh sử dụng vật liệu độc hại, sử dụng vật liệu tái chế trong sản phẩm, các sản phẩm làm từ vật liệu tái tạo (ví dụ như tre), không sử dụng quá nhiều bao bì, hoặc các sản phẩm được thiết kế để có thể sửa chữa và tái sử dụng.

Theo phân tích của nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Marketing thì Green Marketing ra đời để đem lại những lợi ích, giá trị cho môi trường. Green Marketing hiện nay giúp tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trước những đối thủ cùng ngành. Với sự bùng nổ của xu hướng Marketing xanh thì yếu tố nào giúp một chiến lược Green Marketing thành công?

Green Marketing (Marketing xanh) là các hoạt động Marketing cho sản phẩm và dịch vụ dựa trên các yếu tố hoặc nhận thức về môi trường
Green Marketing là gì? Green Marketing (Marketing xanh) là các hoạt động Marketing cho sản phẩm và dịch vụ dựa trên các yếu tố hoặc nhận thức về môi trường

2. Yếu tố cốt lõi của Green Marketing

2.1. Định vị thương hiệu xanh

Doanh nghiệp muốn định vị thương hiệu thì trước hết cần phải cho khách hàng thấy được sự phát triển bền vững của họ đối với sản phẩm họ cung cấp, bởi chính những thứ đó mới là nhân tố chính của hoạt động kinh doanh. Không có doanh nghiệp nào thể hiện mình phát triển bền vững mà lại làm những việc thiếu tính bền vững được.

Thương hiệu The Body Shop là một thương hiệu xanh. Tại website chính thức của họ cũng đa thể hiện những giá trị cốt lõi của mình. The Body Shop ủng hộ việc thương mại cộng đồng, họ đấu tranh vì quyền con người, phản đối thí nghiệm trên động vật và họ ủng hộ trái đất. The Body Shop đã tồn tại và làm theo những giá trị cốt lõi đó đến tận ngày nay.

2.2. Thiết kế xanh

Ngày nay các doanh nghiệp thường đánh lạc hướng người tiêu dùng bằng các sản phẩm có liên quan tới lợi ích của môi trường. Một chiếc túi làm từ giấy thay vì nilon hay một chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng nhiên liệu sạch vẫn luôn được đánh gái tốt trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên thì Green Marketing quan trọng trong việc thiết kế sản phẩm thân thiện với thiên nhiên.

XEM THÊM:  TOP Kinh nghiệm markeitng: Hướng Dẫn Chụp Ảnh Sản Phẩm Quảng Cáo Đẹp, Chuyên Nghiệp mới nhất

Điều này đã được Fuji Xerox áp dụng thành công cho thương hiệu giấy Green Wrap của mình. Toàn bộ mọi thứ liên quan đến Green Wrap đều thân thiện với môi trường, từ tên sản phẩm lẫn đặc tính của nó.

2.3. Chiến lược giá thân thiện

Doanh nghiệp nên cho khách hàng thấy được sản phẩm giúp khách hàng tiết kiệm thế nào và mang lại lợi ích cho môi trường như thế nào. Hiện nay thì các hãng xe đã làm rất tốt việc này, họ quảng cáo ấn phẩm của mình và đưa việc tiết kiệm nhiên liệu hơn so với các dòng xe khác, khách hàng nhìn vào đó có thể thấy được mình sẽ tiết kiệm được gì và qua đó giúp bảo vệ môi trường như thế nào. Khách hàng sẽ xem việc đó là một khoản đầu tư và mang lại lợi ích cho họ trong tương lai.

2.4. Logistic xanh

Ngoài sản phẩm xanh và dịch vụ xanh thì một yếu tố quan trọng khác chính là việc đóng gói, bao bì phải thân thiện với môi trường vì đây là thứ khách hàng nhìn thấy đầu tiên. Càng thân thiện bao nhiêu thì khách hàng càng muốn sở hữu bấy nhiêu.

2.5. Vòng đời sản phẩm thân thiện

Green Marketing sẽ giúp vòng đời sản phẩm đi đúng hướng nó đặt ra. Mọi công đoạn của vòng đời sản phẩm phải phù hợp với môi trường, thân thiện với người sử dụng và môi trường.

3. Cách áp dụng Green Marketing

Dưới đây là 10 cách thức đơn giản mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ có thể áp dụng. Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác cũng có thể học hỏi những phương pháp đơn giản của các doanh nghiệp bán lẻ miễn sao đơn giản và giúp đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

  • Tắt tất cả thiết bị khi không sử dụng.
  • Khuyến khích truyền thông bằng e-mail.
  • Giảm lãng phí giấy tờ (máy fax…).
  • Sử dụng giấy hai mặt bất kỳ khi nào có thể.
  • Không để vòi nước bị chảy nước.
  • Lắp thiết bị tiết kiệm nước trong nhà vệ sinh.
  • Tìm nguồn cung có thể tái sử dụng giấy.
  • Chọn nhà cung cấp có thể tái sử dụng bao bì.
  • Liên tục tìm kiếm những phương pháp để làm sản phẩm và dịch vụ “xanh” hơn đối với cộng đồng.
  • Trước khi xem xét mua đồ đạc sử dụng trong văn phòng, hãy xem xét khả năng điều chỉnh hoặc sửa chữa.

Ngoài ra, để giúp các chiến dịch tiếp thị xanh thật sự hiệu quả, doanh nghiệp có thể thực hiện những điều sau đây:

  • Trung thực: Doanh nghiệp phải làm những gì đã công bố trong chiến dịch tiếp thị xanh. Các chính sách kinh doanh và các hoạt động trong chuỗi giá trị phải nhất quán, thân thiện với môi trường và tạo được sự tín nhiệm.
  • Thông tin cho khách hàng: Khách hàng mục tiêu nhận biết được tầm quan trọng, có đầy đủ thông tin và hiểu rõ về các chiến dịch tiếp thị xanh của doanh nghiệp. Thường xuyên truyền thông tương tác hai chiều.
  • Cho khách hàng cơ hội cùng tham gia: Khách hàng trực tiếp tham gia vào các hoạt động trong chiến dịch tiếp thị xanh của doanh nghiệp bởi khách hàng là một thành phần không thể thiếu trong chuỗi giá trị của công ty.

3. Bản chất của Green Marketing

Green Marketing là hoạt động mà các công ty sử dụng để tìm cách thu được hiệu quả cao hơn Marketing truyền thống, bằng cách thúc đẩy và truyền bá các giá trị cốt lõi về môi trường, với hy vọng người tiêu dùng sẽ liên kết các giá trị này với công ty hoặc thương hiệu của họ.

Việc tham gia vào các hoạt động này có thể dẫn đến việc tạo ra một dòng sản phẩm mới phục vụ cho một thị trường mục tiêu mới.

Bản chất của Green Marketing là gì?
Bản chất của Green Marketing là gì? Green Marketing là hoạt động mà các công ty sử dụng để tìm cách thu được hiệu quả cao hơn Marketing truyền thống

 4. Lợi ích của Marketing xanh

Green Marketing có thể đề cập đến quá trình sản xuất, hoặc chính các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Các công ty thành công trong việc “xanh hóa” có thể thu hút sự chú ý và tiền đầu tư của những người tìm các khoản đầu tư có trách nhiệm xã hội – một chiến lược đầu tư nhằm sở hữu cổ phần của những công ty cam kết trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững và quản trị tốt.

XEM THÊM:  Kinh nghiệm marketing: B2B là gì? Những mô hình kinh doanh B2B thường gặp mới nhất

5. Ví dụ về các công ty thực hiện Marketing xanh

Ben và Jerry’s, Whole Food, Starbucks, Johnson & Johnson, Method và Timberland là một số những công ty đã sử dụng chiến lược Marketing xanh, nhấn mạnh vào tính thân thiện với môi trường của sản phẩm hoặc của các phương pháp được sử dụng trong qui trình đóng gói hoặc các cửa hàng bán lẻ của chúng.

6. Hiệu quả của Marketing xanh trong thực tiễn

Green Marketing thường tạo ra các chi phí tăng thêm mà người tiêu dùng sẽ phải chịu. Điều này là do việc sử dụng các vật liệu đắt tiền hơn như các sản phẩm tái chế vì mục tiêu giảm chất thải; và do các sản phẩm này thường phải cạnh tranh với các hàng hóa khác không thân thiện với môi trường, và nhiều lí do khác.

Vấn đề là người tiêu dùng có chịu trả thêm tiền cho các công ty thực hiện Green Marketing không. Khảo sát toàn cầu năm 2014 của Nielsen về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã kêu gọi 30.000 người tiêu dùng từ 60 quốc gia cho biết  sở thích của họ đối với các sản phẩm xanh và thấy rằng phần lớn người tiêu dùng thực sự sẵn sàng trả tiền cho Green Marketing.

Khoảng 55% người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm và dịch vụ từ các công ty cam kết tạo ra tác động tích cực đến môi trường và xã hội và 52% đã mua hàng ít nhất là một lần từ một công ty cam kết có trách nhiệm xã hội trong 6 tháng gần đó.

Hơn một nửa số người được hỏi trả lời rằng họ kiểm tra bao bì sản phẩm để đảm bảo rằng nó không lãng phí hoặc gây hại cho môi trường. Người tiêu dùng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh và Trung Đông/ châu Phi cho thấy mức độ ưu tiên cao hơn (64%, 63%, 63%) để trả thêm tiền cho Green Marketing, trong khi ở Bắc Mỹ và châu Âu thì sự ưu tiên này thấp hơn một chút (42% và 40%).

7. Quy trình cơ bản trong Green Marketing

7.1. Chuẩn bị

Không một chiến lược Marketing nào bao gồm Green Marketing nào có thể thuận buồm xuôi gió nếu bỏ qua bước lên kế hoạch cụ thể. Kế hoạch này được vạch ra cụ thể trên 3 phương diện thiết kế, sản xuất và đóng gói. Cả ba khâu này đều tuân thủ trên khẩu hiệu 3R (Reuse, Reduce, Recycle).

Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn quan trọng nhất, song ngoại hình của sản phẩm trong Green Marketing cũng được chú ý một cách đặc biệt. Như trong tên gọi của nó, thường thì các thiết kế thường chú ý đến màu sắc dễ để khách hàng tiêu dùng liên tưởng đến môi trường như màu xanh.

Trong khâu sản xuất, doanh nghiệp sẽ áp dụng những ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao giảm thiểu lượng khí thải, hóa chất ra môi trường, tiết kiệm và cắt giảm được chi phí và nguyên liệu.

Trong khâu đóng gói, bên cạnh giảm về kích thước sản phẩm, sử dụng những nguyên liệu dễ phân hủy dưới điều kiện thường hoặc có khả năng tái chế.

Xu hướng mới nhất của được áp dụng trong nhiều quán cafe ở Thái Lan hay một số rạp chiếu phim là sử dụng ống hút bằng giấy hay một số siêu thị sử dụng lá chuối để gói sản phẩm. Việc lên ý tưởng là một khâu quan trọng nhất trước khi có triển khai những chiến lược Green Marketing hoàn hảo.

7.2. Đưa ra thị trường

Sau khi hoàn tất những thủ tục chuẩn bị từ lên ý tưởng, đến tiến hành thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm, các doanh nghiệp sẽ ra mắt thị trường và đây là giai đoạn quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của chiến lược Green Marketing như thế nào.

Quy trình đưa sản phẩm ra thị trường bắt buộc trải qua 3 bước: Đề ra mức giá xanh, thiết lập những kênh phân phối xanh và tiến hành các hoạt động cho chiến lược này. Một điều mà bạn đang nhận thấy đối với các sản phẩm sống nhờ Green Marketing có xu hướng đánh vào tâm lý tự nguyện trả tiền ở mức giá cao hơn vì nguyên liệu đầu vào lẫn quá trình sản xuất phức tạp hơn so với hình thức sản xuất truyền thống.

Việc ấn định mức giá của sản phẩm trong lần đầu tiên chạy chiến lược xanh khiến không ít các doanh nghiệp đau đầu. Bởi vì, nếu mức giá phát hành sản phẩm cao và chênh lệch sâu với các loại hình khác trên thị trường sẽ tác động mạnh đến tâm lý mua hàng, tuy nhiên nếu đặt với mức giá trung bình, dễ làm doanh nghiệp lỗ mạnh vì thực tế chi phí bỏ ra cao hơn nhiều so với sản phẩm ứng dụng công nghệ cũ. Sau khi ổn định được mức giá, doanh nghiệp của bạn phải tìm được kênh phân phối xanh phù hợp.

XEM THÊM:  Kinh nghiệm marketing: PR là gì? PR có phải là quảng cáo không? mới nhất

Trước hết các kênh này phải đáp ứng được số lượng khách hàng mục tiêu cao, có thiện cảm với chiến dịch xanh của doanh nghiệp và sẵn sàng bỏ ra một mức tiền lớn hơn để nhận lại những giá trị xanh. Đó có thể là tổ chức các chương trình, sự kiện có sự tham dự của khách hàng nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm và chỉ ra những điểm ưu việt. của sản phẩm xanh so với sản phẩm truyền thống và khuyến khích họ trải nghiệm..

Trong đó chú ý về cả chất lượng, giá trị mà sản phẩm mang lại, đồng thời nhấn mạnh những hiệu quả tích cực của nó với môi trường. Bạn dể thấy, hiện nay, Facebook – mạng xã hội lớn nhất hành tinh, ngoài vai trò là diễn đàn chia sẻ cảm xúc, tương tác giữa các cá nhân, địa chỉ thu hút hơn 3 tỷ người sử dụng cũng là kênh hiệu quả để show những ấn phẩm liên quan đến môi trường bởi những hình ảnh check in của tổ chức thiện nguyện, những bảo hay những chia sẻ của nhiều người dùng.

KẾT LUẬN

Trên đây là chia sẻ về những gì liên quan đến Green Marketing. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích đối với các bạn đang trong quá trình tìm hiểu về Green Marketing. Green Marketing sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết cùng chủ đề



[ad_2]

Hi vọng với thông tin Green Marketing là gì? Yếu tố cốt lõi của Green Marketing mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp quý vị có một cái nhìn tốt hơn về các kiến thức marketing, truyền thông, tiếp thị mà bạn đang tìm, từ đó phục vụ các thông tin thiết thực nhất cho cuộc sống hằng ngày, kinh doanh và đầu tư về chủ đề Green Marketing là gì? Yếu tố cốt lõi của Green Marketing cho quý vị. Trân trọng!

Danh sách từ khóa được quan tâm về chủ đề Green Marketing là gì? Yếu tố cốt lõi của Green Marketing hiện nay

:Xem thông tin về marketing, Xem thêm kinh nghiệm truyền thông Green Marketing là gì? Yếu tố cốt lõi của Green Marketing, Green Marketing là gì? Yếu tố cốt lõi của Green Marketing mới nhất, Thông tin tiếp thị Green Marketing là gì? Yếu tố cốt lõi của Green Marketing.

Viết một bình luận

';
error: Thông báo: Nội dung được bảo vệ bởi DMCA !!