TOP Kinh nghiệm hay: Bột gạo là gì? Cách phân biệt bột gạo tẻ và bột gạo nếp mới nhất

Cập nhật mới nhất về Bột gạo là gì? Cách phân biệt bột gạo tẻ và bột gạo nếp hôm nay lúc 2021-03-18 02:19:06 trên KIẾN THỨC CUỘC SỐNG & BRAND “Chia sẻ kinh nghiệm miễn phí cho cộng đồng” bởi . Thông tin được chúng tôi chia sẻ phi lợi nhuận vì mục đích cộng đồng từ nhiều nguồn khác nhau, chúc quý độc giả sưa tầm được nhiều kinh nghiệm và kiến thức khi đọc tin tức Mẹo Vặt Cuộc Sống ở KIẾN THỨC CUỘC SỐNG & BRAND.
[ad_1]

Kinh nghiệm hay về: Bột gạo là gì? Cách phân biệt bột gạo tẻ và bột gạo nếp

1. Bột gạo là gì?

Bột gạo là một loại bột được tạo ra từ việc xay mịn những hạt gạo sau khi ngâm, nó khác với tinh bột gạo (thường được ngâm gạo vào dung dịch kiềm, thay vì nước).

Người ra có thể sử dụng bột gạo thay thế cho bột mì trong một số công thức nấu ăn. Bột gạo được sử dụng phổ biến trong nền ẩm thực của các nước châu Á, như Việt Nam thường dùng bột gạo trong các món bánh canh, bánh bò, bánh đậu xanh, bánh xèo, bún gạo, bánh cuốn hay bánh khoái.

Bột gạo - tinh bột gạo là gì?

Quy trình sản xuất bột gạo

Để sản xuất bột gạo, cần trải qua các bước cơ bản sau:

Ngâm gạo: Sau khi bỏ trấu, gạo được ngâm vào nước để làm cho hạt gạo trở nên mềm hơn (quá trình này gọi là hydrat hóa).

Xay gạo: Công đoạn xay gạo sẽ làm phá vỡ cấu trúc của hạt gạo, làm cho màng bao của tế bào bị vỡ ra, nhờ đó giải phóng được tinh bột. Đồng thời, quá trình xay gạo còn góp phần làm cho hạt gạo dần dần chuyển thành dạng bột.

Khuấy: Giai đoạn khuấy sẽ kích hoạt các phân tử tinh bột thoát ra khỏi các túi bột lạp (trong cấu trúc hạt gạo), đồng thời loại bỏ dễ dàng được một số tạp chất nhẹ được nổi lên như chất béo có trong hạt gạo.

Lắng gạn hỗn hợp bột gạo: Giai đoạn này giúp tách bột gạo ra khỏi nước theo 2 phương pháp – lắng gạn hoặc ly tâm.

Chia bột ướt: Sau khi lấy được bột gạo ở dạng nhão (sau khi lắng gạn), thì khối bột này sẽ được chia đồng đều ra trên mâm tre (có bọc vải), giúp cho bột khô hoàn toàn. Nhờ có bọc vải lên mâm tre sẽ giúp bạn lấy được bột gạo dễ dàng khi bột khô.

XEM THÊM:  TOP Kinh nghiệm hay: Cách cài đặt miễn phí ứng dụng Android có phí trên CH Play mới nhất

Phơi bột gạo nhão: Tiến hành phơi bột gạo nhão khoảng 4 – 6 tiếng, hoặc sấy khô nhưng phải đảm bảo bột gạo vẫn giữ được độ ẩm cao nhất 15%. Vì nếu phơi khô quá mức dễ làm cho vi khuẩn và nấm mốc có điều kiện phát triển, gây hỏng bột.

Cuối cùng, bột gạo khô có thể được đóng gói, hoặc bảo quản trong hủ/lọ thủy tinh, gốm đều được.

Quy trình sản xuất bột gạo

2. Có bao nhiêu loại bột gạo?

Bột gạo được xay từ hạt gạo và tùy theo bạn sử dụng loại gạo như thế nào mà bột gạo sẽ có đặc điểm của hạt gạo đó. Hiện nay có 3 loại bột gạo được dùng phổ biến là:

Bột gạo tẻ

Bột gạo tẻ là loại bột được xay từ hạt gạo tẻ, đây là loại gạo mà chúng ta nấu cơm hằng ngày, nó có màu trắng đục và hơi sạm.

Bột gạo tẻ thường được sử dụng phổ biến trong nhiều món ăn từ Bắc vào Nam như bánh xèo, bánh đúc, bánh bèo, bánh khoái, bánh bò hay bánh canh. Hơn nữa, bột gạo tẻ còn làm giảm bớt độ dẻo của một số món ăn như bánh trôi và bánh rán để phù hợp hơn với khẩu vị của người ăn.

Bột gạo tẻ

Bột gạo nếp

Bột gạo nếp là loại bột được làm từ hạt gạo nếp (còn gọi là gạo sáp), đây là loại gạo được dùng để làm ra món xôi và chè. Bột gạo nếp có màu trắng tự nhiên, mịn và gây dính tay.

Ngoài ra, bột gạo nếp cũng được sử dụng trong nhiều món ăn như bánh gai, bánh khúc hay bánh rán.

Bột gạo nếp

Bột gạo lứt

Bột gạo lứt được làm từ hạt gạo lứt, không chứa bất kì thành phần phụ gia nào khác và có màu nâu nhạt cho đến màu nâu sẫm, chút vị béo và hương thơm đặc trưng của hạt gạo lứt. Đây là loại bột gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn bột gạo thông thường nên cũng được sử dụng trong mục đích chữa bệnh, bên cạnh việc chế biến ra nhiều món ăn ngon.

Bột gạo lứt

3. Phân biệt bột gạo tẻ và bột gạo nếp

Không ít người gặp khó khăn trong vấn đề phân biệt giữa bột gạo tẻ và bột gạo nếp, vì thoạt nhìn hai loại bột này trông khá giống nhau. Tuy nhiên, bạn có thể hai dựa vào một số yếu tố sau để phân biệt:

Bột gạo tẻ

Bột gạo nếp

Nguồn gốc

Được làm từ hạt gạo tẻ

Được làm từ hạt gạo nếp (còn gọi là gạo sáp)

Màu sắc

Màu trắng đục và hơi sạm

Màu trắng tinh, màu tự nhiên của hạt gạo nếp

Thành phần

Có thành phần amylopectine-1 và liên kết alpha 1.4 glucoside, alpha 1,6 ít hơn so với bột gạo nếp

Có thành phần amylopectine-1 và liên kết alpha 1.4 glucoside, alpha 1,6 nhiều hơn nên có độ kết dính, dai và dẻo hơn bột gạo tẻ

Đặc điểm

Bột mềm, mịn và hầu như giúp cho thực phẩm không bị khô sau khi chế biến

Bột rất mịn, gây dính tay và làm cho thực có độ dẻo và dai sau khi chế biến.

Ứng dụng

Dùng nhiều trong món bánh, như bánh canh, bánh bò, bánh ướt, cao lầu, bánh đúc, bánh xèo,…

Thường dùng cho món chè, xôi và một số loại bánh

XEM THÊM:  TOP Kinh nghiệm hay: Cách làm bún suông thơm ngon, đậm đà hương vị miền Tây mới nhất

Phân biệt bột gạo tẻ và bột gạo nếp

4. Bột gạo làm bánh gì ngon?

Dưới đây là một số loại bánh làm từ bột gạo mà bạn có thể tham khảo cho thực đơn ăn uống hằng ngày:

Bánh canh bột gạo

Sợi bánh canh được làm từ bột gạo có màu trắng và mềm hơn so với loại bánh canh làm từ bột năng. Hơn nữa, nước dùng cá có vị ngọt thanh làm cho món bánh canh bột gạo cá lóc trở nên ngon miệng, bổ dường mà lại rất dễ ăn vì hầu như không có bất kì mùi tanh khó chịu nào.

Bánh canh bột gạo

Bánh da lợn

Bánh da lợn được làm từ hỗn hợp bột gạo và bột năng, dùng thêm hương vị của lá dứa nên bánh có màu xanh lá rất đặc trưng. Bánh nhai kèm với lớp nhân đậu xanh ngọt bùi phía trong, đây là món bánh ngọt rất được ưa chuộng ở miền Nam.

Bánh da lợn

Bánh gạo ngọt

Bánh gạo ngọt mềm, có vị đắng nhẹ của màu cà phê hòa lẫn với vị bùi ngọt của nước sốt nhân hạt óc chó và đường thắng caramen. Loại bánh này khá lạ, rất đáng để bạn thử so với các loại bánh quen thuộc làm từ bột mì.

Bánh bột gạo

Bánh răng bừa (bánh tẻ)

Bánh Tẻ bạn có thể ăn nóng hoặc nguội đều được, bánh ăn kèm với tương ớt hay nước mắm pha chua ngọt đều rất ngon. Vị ngọt thơm mềm của bột gạo và phần nhân đậm vị. Cùng thử ngay nhé!

Bánh bèo chén

Bánh bèo chén tuy dân dã mà rất thơm ngon, chắc chắn làm hài lòng những thực khách khó tính nhất. Cùng thử vào bếp thực hiện ngay món ăn hấp dẫn này nhé!

Bước 5 Thành phẩm Bánh bèo chén tôm chấy

Như vậy, KIẾN THỨC KINH NGHIỆM & BRAND đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bột gạo là gì? Cách phân biệt bột gạo tẻ và bột gạo nếp ra sao rồi đấy. Chúc bạn có thêm nhiều món ăn ngon từ hai loại bột này nhé!

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ Wikipedia

Biên tập bởi Nguyễn Loan Minh Trang • 28/12/2020

XEM THÊM:  TOP Kinh nghiệm hay: Hướng dẫn nhận và tải về GTA V miễn phí vô cùng đơn giản trên máy tính mới nhất

[ad_2]

Hi vọng với thông tin Bột gạo là gì? Cách phân biệt bột gạo tẻ và bột gạo nếp mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp quý vị có một cái nhìn tốt hơn về các mẹo vặt phục vụ thiết thực cho cuộc sống hằng ngày về chủ đề Bột gạo là gì? Cách phân biệt bột gạo tẻ và bột gạo nếp. Trân trọng!

Danh sách từ khóa được quan tâm về chủ đề Bột gạo là gì? Cách phân biệt bột gạo tẻ và bột gạo nếp hiện nay

:Mẹo vặt hay, mẹo vặt cuộc sống, Mẹo vặt Bột gạo là gì? Cách phân biệt bột gạo tẻ và bột gạo nếp, Bột gạo là gì? Cách phân biệt bột gạo tẻ và bột gạo nếp mới nhất, Kinh nghiệm Bột gạo là gì? Cách phân biệt bột gạo tẻ và bột gạo nếp, Kiến thức Bột gạo là gì? Cách phân biệt bột gạo tẻ và bột gạo nếp, TOP kinh nghiệm hay về Bột gạo là gì? Cách phân biệt bột gạo tẻ và bột gạo nếp.

Viết một bình luận

';
error: Thông báo: Nội dung được bảo vệ bởi DMCA !!